Hội thảo “Hạn chế các tổn thương tinh thần trong tác nghiệp báo chí”

line
19 tháng 02 năm 2017

Ngày 18/02/2017, tại phòng DPH004, cơ sở 613 Âu Cơ, Viện đào tạo Sau đại học trường Đại học Văn Hiến phối hợp với Trung tâm Khoa học Công nghệ và Tư vấn đầu tư phát triển UNESCO, tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hạn chế các tổn thương tinh thần trong tác nghiệp báo chí”.

Đến dự buổi hội thảo có GS.TS. Nguyễn Tấn Anh - Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Tư vấn đầu tư phát triển UNESCO, Bà Lê Thị Kim Muôn - Đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Dr. Cait McMahon OAM-Giám đốc trung tâm Dart Center –Asia Pacific Columbia University, Nhà báo-Nhà văn Phạm Lan Phương (bút danh Khải Đơn), Bác sĩ tâm lý Phan Thiệu Xuân Giang, cùng phóng viên các báo đài chuyên viết về mảng thời sự.

Về phía trường Đại học Văn Hiến có sự tham dự của thầy Trần Lâm Vũ - Viện trưởng Viện đào tạo Sau đại học, thầy Nguyễn Thanh Hoàng - Chuyên viên Viện đào tạo Sau đại học, các giảng viên -cán bộ - nhân viên đại diện các Khoa/Phòng ban và đông đảo các bạn sinh viên chuyên ngành báo chí, tâm lý học, trong và ngoài trường.

Với nội dung về nguyên tắc phỏng vấn nhân vật có liên quan đến tai nạn, thảm họa, bạo lực, tự tử và nguy cơ sang chấn tâm lý khi tác nghiệp báo chí: Nhận biết, phân loại và xử trí. Mở đầu chương trình hội thảo Nhà báo, Nhà văn Phạm Lan Phương đã nhấn mạnh chấn thương tâm lý trong quá trình tác nghiệp của các nhà báo là vấn đề thường xuyên xảy ra, nhất là đối với các nhà báo viết về thông tin đường dây nóng, những sự kiện xảy ra bất ngờ như: tai nạn, thiên tai, hoả hoạn, chiến sự… bảo vệ an toàn cho chính mình và hạn chế các tổn thương tinh thần trong quá trình tác nghiệp là điều hết sức cần thiết.

Những nội dung được trao đổi trong hội thảo:

⦁ “Tường thuật đối tượng bị tổn thương - Hệ quả của chấn thương - Cách tự chăm sóc” do Dr.Cait McMahon OAM-Giám đốc trung tâm Dart Center –Asia Pacific Columbia University trình bày.

⦁ “Tường thuật về nạn nhân và những người sống sót sau thiên tai, tai nạn: Hướng nhìn từ phương tiện truyền thông địa phương” do Nhà báo-Nhà văn Phạm Lan Phương (bút danh Khải Đơn) trình bày.

⦁ “Tường thuật về các vụ tự tử - Làm việc với nạn nhân: Hạn chế gây thêm tổn thương” do Dr.Cait McMahon OAM-Giám đốc trung tâm Dart Center –Asia Pacific Columbia University trình bày.

⦁ “Chấn thương tâm lý trong văn hoá Việt - Xem xét bối cảnh văn hoá đặc biệt khi tường thuật các vấn đề dễ gây chấn thương” do Bác sĩ tâm lý Phan Thiệu Xuân Giang trình bày.

Hội thảo được tổ chức với mong muốn hạn chế tổn thương tinh thần cho phóng viên báo chí, đặc biệt là cho sinh viên chuyên ngành báo chí, tâm lý học, giúp các bạn có cái nhìn đầu tiên về nghề nghiệp tương lai của mình và những nguy cơ bị chấn thương tâm lý trong quá trình làm việc. Sau khi tìm hiểu các chuyên đề trong hội thảo các bạn sẽ tự khắc phục được những chấn thương tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này.

Với kinh nghiệm thường xuyên làm việc với các nhà báo bị chấn thương tâm lý, Dr.Cait MCMahon đã truyền đạt cho các bạn sinh viên cách vượt qua những chấn thương này, làm sao để tự chăm sóc bản thân, vượt qua sang chấn, vượt qua những tình cảnh nguy hiểm… 

Đặc biệt trong chuyên đề của bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang, ông nói về các vấn đề tâm lý của một người bình thường khi họ gặp phải một sự kiện thương đau, họ sẽ gặp phải vấn đề gì, làm sao giúp họ thoát khỏi những căng thẳng này và nếu cần sự giúp đỡ thì phải tìm ở đâu ? 

Nhà báo Khải Đơn cũng giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn những vấn đề mà phóng viên báo chí thường xuyên gặp phải, những nguy cơ các bạn phóng viên mới vào nghề sẽ phải đối mặt và chị cũng truyền đạt kinh nghiệm tích luỹ của những năm chị tham gia viết báo về chuyên mục đường dây nóng.
Bên cạnh những nội dung hấp dẫn được trình bày trong hội thảo, các bạn sinh viên còn được trao đổi trực tiếp với các chuyên gia về những vấn đề mình còn vướng mắc. Được tiếp cận với những chủ đề thiết thực trong nghề ngay từ khi còn là sinh viên là điều vô cùng cần thiết, hội thảo thật sự đã mang đến những thông tin thiết thực và là hành trang không thể thiếu cho các bạn trên con đường sự nghiệp tương lai.
Sau khi kết thúc hội thảo, các bạn sinh viên sẽ được trao giấy chứng nhận đã tham gia wordshop: Journalism&Trauma do Tổng lãnh sự quán Hoa kỳ tại Việt Nam cấp.
Những hình ảnh trong buổi hội thảo:


Các đại biểu và các nhà báo tham dự hội thảo

 

GS.TS. Nguyễn Tấn Anh - Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ và Tư vấn đầu tư phát triển UNESCO

Nhà báo-Nhà văn Phạm Lan Phương (bút danh Khải Đơn) chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp

Dr. Cait McMahon OAM-Giám đốc trung tâm Dart Center –Asia Pacific Columbia University

Các bạn sinh viên trường Đại học Văn Hiến tham gia thảo luận sôi nổi cùng các chuyên gia

 

 
 Phòng truyền thông và sự kiện